Dược thảo sạch Võ Nhai
Luôn tốt hơn cho sức khỏe

Blog & News Updates

Just another WordPress site.

Uncategorized @vi

Quả Kha tử có tác dụng gì theo y học cổ truyền?

Theo đông y: Quả Kha tử có tính ấm, vị cay đắng ngọt. Kha tử có tác dụng liễm phế chỉ khái, sáp trường chỉ tả. Thường được dùng để ngậm khi bị ho, khàn tiếng, viêm đau rát họng; dùng để uống khi bị tiêu chảy, viêm ruột…

Kha có nghĩa là đá, loại quả cứng như đá chỉ loại quả có tên khoa học là Terminalia chebula Retz., thuộc họ Bàng.

Cây kha tử được trồng chủ yếu ở Đông Nam Á, Nam Á.

Quả kha tử khi chín được phơi, sấy khô đến khi rắn chắc lại là được.

photo-1632661606955
Hình ảnh quả Kha tử

Thành phần hóa học của kha tử

Kha tử chứa một lượng lớn hợp chất phenolic (acid phenolic, tannin và flavonoid) và acid ascorbic (vitamin C).

Tannin là thành phần chiếm từ 20 – 40% trong kha tử, nếu quả thật khô hàm lượng tannin có thể lên tới 51,3%. Các hợp chất thuộc tannin chính trong kha tử bao gồm terflavin A, terchebulin, punicalagin, acid chebulagic, acid chebulinic và corilagin.

Flavonoid có trong kha tử bao gồm rutin, quercetin và dẫn xuất methyl của quercetin.

Tác dụng của kha tử 

Kha tử tính ấm, vị cay đắng, có tác dụng liễm phế chỉ khái, sáp trường chỉ tả.

Kha tử là vị thuốc thường được dùng để chữa ho, khàn tiếngviêm họng. Ngoài ra, do thành phần của kha tử có chứa nhiều tannin nên còn được dùng chữa đại tiện lỏng lâu ngày, lỵ mạn tính. Kha tử còn được sử dụng trong điều trị ra mồ hôi trộm, trĩ, di tinh, xích bạch đới.

Liều sử dụng thông thường là 3 – 6g/ngày.

– Khi sử dụng để trị ho, viêm họng, khàn tiếng có thể nhai ngậm phần thịt quả (tách bỏ hạt), nuốt nước từ từ đến khi thấy hết vị chát (có thể ngậm cùng vài hạt muối nhỏ).

Ngày ngậm 2 – 3 lần, mỗi lần 1 quả. Nên ngậm ngay từ khi bắt đầu cảm thấy hơi đau họng hoặc vướng khi nuốt nước bọt.

– Hoặc dùng dưới dạng thuốc sắc cùng các vị thuốc có tác dụng trừ ho, tiêu đờm, bổ khí… tùy theo trường hợp bệnh như: Kha tử kết hợp với cát cánh, cam thảo khi ho có đờm do viêm họng; kha tử kết hợp đảng sâm, ngũ vị tử khi ho kéo dài do phế khí phế âm lưỡng hư…

Kháng khuẩn, kháng virus

Hoạt tính kháng nhiều loại vi khuẩn của kha tử đã được nhiều nghiên cứu chứng minh. Trong đó acid gallic và ethyl gallate là hai thành phần có vai trò chính trong tác dụng kháng khuẩn đối với tụ cầu vàng kháng methicillin. Acid ellagic ức chế mạnh vi khuẩn C. perfringens và E. coli. Methyl gallate trong kha tử có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn nặng do trực khuẩn lỵ đa kháng thuốc.

Kha tử còn có tác dụng đối với các vi khuẩn Bacillus subtilis, S. epidermidis, Sa. typhi và Pseudomonas aeruginosa.

Kha tử có khả năng ngăn chặn một số virus như virus cúm, HSV-1, CMV, HIV typ 1, virus viêm gan B; kháng ký sinh trùng sốt rét; kháng nấm Candida Albicans…

Dung dịch súc miệng từ dịch chiết kha tử đã được chứng minh trên lâm sàng có tác dụng giảm đáng kể tổng lượng vi khuẩn nói chung và số lượng liên cầu trong nước bọt của người bệnh. Tác dụng bảo vệ kéo dài 3 giờ sau khi súc miệng.

Những kết quả nghiên cứu này đã góp phần chứng minh vai trò của kha tử trong điều trị các bệnh lý viêm đường hô hấp trên (mũi, họng, thanh quản).

Hoạt tính chống oxy hóa, chống viêm

Dịch chiết kha tử bằng methanol đã được chứng minh có tiềm năng chống oxy hóa, trong đó chebulic ellatannin là hợp chất phenolic chính. Kha tử cũng được chứng minh có tác dụng giảm viêm, giảm đau trên động vật thực nghiệm.

Ngoài các tác dụng dược lý trên, các nghiên cứu gần đây còn đưa lại những kết quả hứa hẹn về nhiều tác dụng tiềm năng của kha tử trong chống lão hóa, điều trị đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, ung thư, bệnh lý thận, bảo vệ tế bào thần kinh, tế bào gan, bảo vệ niêm mạc dạ dày…

Nguồn: trang Suckhoadoisong.vn

Tin tức

Công dụng của thảo mộc với nhan sắc

Công dụng thảo mộc trong việc phòng, chữa các bệnh và tăng cường sức khỏe đã được chứng minh từ xa xưa.

Ngày nay, cuộc sống hiện đại, mặc dù đã có rất nhiều liệu pháp và công cụ khác để bảo vệ sức khỏe nhưng thảo mộc vẫn không mất đi giá trị bởi công dụng giúp trẻ khỏe đẹp tuyệt vời của nó.

Trẻ hơn nhờ thảo mộc

Trong lĩnh vực sức khỏe, người ta nói nhiều đến quá trình lão hoá và nhấn mạnh sự cần thiết sử dụng chất chống oxy hoá để bảo vệ cơ thể, duy trì sức khỏe và sắc đẹp. Khi có sự tăng quá nhiều gốc tự do sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm ở các cơ quan, xuất hiện các bệnh lý như tim mạch, ung thư và nhất là hiện tượng lão hoá sớm. Với phụ nữ, khi bị lão hóa, tình trạng bội tăng gốc tự do sẽ gây ra sự lão hóa da mặt, chóng nhăn, cằn cỗi, không còn sức sống. Môi trường ô nhiễm và ăn thức ăn thiếu chất chống oxy hoá thì quá trình này càng khiến chúng ta sớm già cỗi và phát triển các chứng bệnh thoái hoá.

Thảo mộc có chứa thành phần giúp giảm mỡ máu, giảm béo, tăng điều hòa miễn dịch, điều hòa huyết áp, chống oxy hóa, lão hóa, bảo vệ tế bào, giúp ngăn chặn và phục hồi quá trình lão hóa làn da và các tế bào.

Một nghiên cứu so sánh người uống trà thảo mộc và người không uống cho thấy, người uống trà hơn 10 năm có xương vững chắc nhất, thậm chí sau khi cân bằng tuổi tác, cân nặng, tập luyện, hút thuốc và những tác nhân nguy hiểm khác. Điều kỳ diệu hơn nữa là trà thảo mộc còn góp phần khiến nụ cười của bạn ngọt ngào hơn, vì làm cho răng chắc, khỏe hơn. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trà thảo mộc có tác dụng hỗ trợ điều trị, dự phòng năm loại bệnh có tỷ lệ tử vong cao là mạch vành, ung thư, đột quỵ, tiểu đường và xơ vữa động mạch. Thảo mộc còn có công dụng chống oxy hóa, giảm thiểu tác động của quá trình lão hóa và giải tỏa căng thẳng thần kinh.Khỏe nhờ thảo mộc

Một số triệu chứng như: mất nước, thiếu nước, vui chơi hoạt động ngoài trời nhiều, ăn uống nhiều chất cay hoặc áp lực công việc, khiến cơ thể dễ sinh “nội nhiệt” với các biểu hiện như: sốt, bứt rứt, mệt mỏi, mạch nhanh… đều có thể dùng trà thảo mộc để thanh lọc cơ thể.

Giải độc nhờ thảo mộc

Trà thảo mộc nói chung được chế biến từ lá hoặc hoa, quả, rễ… của các loại cây dược liệu, có tác dụng giải độc cho cơ thể, đặc biệt hữu hiệu sau khi dùng các chất kích thích, thức ăn cay nóng, tăng cường sức khỏe, lưu thông khí huyết. Thảo mộc có tác dụng giải độc rượu bia hiệu quả. Nước uống thảo mộc giúp thải độc, hỗ trợ chức năng gan, tăng cường khả năng trao đổi chất của cơ thể, giải tỏa cái “nóng trong người” sau khi uống rượu bia, tạo sự sảng khoái, tỉnh táo…

Ngoài công dụng cung cấp nước, các loại nước từ thảo mộc còn cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, duy trì sức sống và tăng cường sức khỏe. Ngày nay, nước uống từ thiên nhiên đang được ưu tiên lựa chọn của nhiều người, đặc biệt là các loại trà từ thảo mộc. Đơn giản vì ngoài hương thơm ngọt ngào khiến tinh thần sảng khoái, trà thảo mộc còn chứa nhiều tinh chất tốt cho sức khỏe. Xu hướng hướng đến thiên nhiên, thân thiện với môi trường hiện đang trở thành xu thế chung của toàn thế giới. Người tiêu dùng thông minh đương nhiên sẽ lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên với công dụng “khỏe – trẻ – đẹp”.

Ngày nay, thảo mộc đã trở nên quen thuộc trong sinh hoạt hàng ngày của nhiều người. Tuy nhiên việc chế biến và bảo quản thủ công sao cho giữ nguyên tinh chất của thảo mộc vẫn còn là bài toán khó. Do đó, nhiều người đã tìm đến các sản phẩm trà thảo mộc được chế biến sẵn mà vẫn giữ được giá trị của thảo mộc thiên nhiên và không mất công sức, thời gian chế biến tại nhà.

Là sự kết hợp của 9 loại thảo mộc cung đình quý hiếm, trà thảo mộc Dr Thanh được sản xuất bằng công nghệ hiện đại của châu Âu, nổi bật là công nghệ chiết lạnh Aseptic giúp giữ nguyên những tinh chất của thảo dược. Ngoài ra, từ nắp chai, vỏ chai, bao bì cho đến môi trường phòng chiết và các điều kiện như lọc gió, khí nén… cũng phải qua hệ thống vô trùng. Do đó, trà thảo mộc Dr Thanh được xem như thức uống từ thiên nhiên giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể hữu hiệu, nhất là trong thời tiết nóng bức.

Tin tức

Thu tiền tỷ mỗi năm từ trồng cây atiso

Hiện toàn huyện Sa Pa (Lào Cai) có hơn 70 ha diện tích cây atiso cho thu hoạch gần 4.000 tấn lá tươi, đem lại nguồn thu gần 8 tỷ đồng/năm.

Nằm ở độ cao từ 1.500 – 1.800 mét, khí hậu ôn đới với nhiệt độ trung bình từ 15 – 18 độ C, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai có nhiều lợi thế để phát triển các loại cây dược liệu bản địa. Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân ở vùng cao này đã phát triển một số các loại cây thuốc quý như đương quy, bạch chuột, mộc hương, tam thất, đỗ trọng… cung cấp nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất thuốc trong nước.

cay atiso anh 1
Từ việc bán lá tươi, người trồng atiso ở Sa Pa thu về hàng tỷ đồng mỗi năm

Gia đình ông Má A Sinh là một trong những hộ trồng nhiều atiso nhất ở xã Sa Pả. Loại cây này không chỉ cho gia đình thu hoạch lá, mà thân, củ và hoa cũng đem lại nguồn thu đáng kể. Được hướng dẫn kỹ thuật và có công ty nhận bao tiêu sản phẩm, ông Sinh rất yên tâm chăm sóc 3 ha dược liệu.

“Gia đình trồng 3 ha cây atiso, theo tính toán của gia đình, trừ chi phí mỗi năm gia đình cũng có thu nhập 300 triệu đồng”, ông Sinh tự tin cho biết.

Atiso là loại cây đem lại nguồn thu nhập khá, giúp nhiều hộ dân ở Sa Pa vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Nhận thấy rõ tiềm năng kinh tế từ cây atiso, huyện đã đưa loại cây trồng này vào danh mục cây trồng dược liệu chủ đạo.

Hiện toàn huyện có hơn 70 ha cây atiso. Trung bình mỗi năm bà con thu hoạch gần 4.000 tấn lá tươi, đem lại nguồn thu gần 8 tỷ đồng. Cây atiso có thị trường bao tiêu ổn định do Công ty cổ phần Traphaco cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho người dân. Để đáp ứng đủ việc tiêu thụ atiso và một số cây dược liệu khác trên địa bàn huyện, Công ty Traphaco Sa Pa đã được đầu tư, lắp đặt các công nghệ dây chuyền tiên tiến.

Ông Đỗ Tiến Sỹ, Giám đốc Công ty Traphaco Sa Pa cho biết, trong nhiều năm gần đây, công ty đã tích cực và chủ động trong việc liên kết 4 nhà, qua đó cùng đồng hành với bà con nông dân, phối hợp với địa phương quy hoạch vùng trồng phát triển dược liệu, làm sao mỗi cây dược liệu có định hướng tại một địa điểm trồng một cách cụ thể, qua đó nâng cao năng suất, chất lượng của cây dược liệu.

Phát huy lợi thế về khí hậu và đất đai, từ năm 2015, huyện Sa Pa đã triển khai dự án trồng 4, 5 ha cây đương quy, tam thất cho một số hộ dân tại xã Sa Pả và khu vực thị trấn Sa Pa. Để khuyến khích, mở rộng diện tích trồng cây dược liệu, huyện đã có nhiều chính sách, xây dựng các kế hoạch phát triển, quy hoạch vùng trồng cây dược liệu.

Bà Trần Thị Lan Hương, Phó trưởng phòng Kinh tế huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai cho biết, trong giai đoạn từ năm 2015 – 2020, huyện Sa Pa chú trọng phát triển vùng cây dược liệu lên 200 ha. Đối với các diện tích cây dược liệu khác, huyện tuyên truyền, vận động cho các hộ dân tiến hành trồng theo đúng quy hoạch, không phát triển ồ ạt để nhằm tiêu thụ hết sản phẩm cho nông dân.

Việc quy hoạch, mở rộng diện tích trồng dược liệu trong giai đoạn tiếp theo trên cùng cao Sa Pa là hết sức cần thiết, nhằm thay đổi cơ cấu cây trồng để phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới tại nhiều xã khó khăn của Sa Pa.

Tin tức

Bớt nghèo, Lai Châu nên trồng chè, thuốc hay cao su, mắc ca?

Lãnh đạo ngân hàng BIDV đưa ra nhiều lý lẽ để chứng minh mắc ca, cao su không mang lại hiệu quả nhưng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng “cao su không vấn đề gì”.

Mới đây, phát biểu tại một cuộc họp ở Lai Châu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – ông Trần Bắc Hà cho rằng tỉnh này nên trồng 2 loại cây chủ lực là cây dược liệu và chè.

“Theo ý kiến của cá nhân tôi, cây mắc ca và cây cao su không hiệu quả. Đặc biệt, tôi đề nghị Thủ tướng và Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn xem xét lại chương trình trồng cây cao su”, ông Trần Bắc Hà khẳng định.

Ông phân tích, phong trào khoảng hơn 2.000 ha cao su cho vùng Tây Bắc đang triển khai. Song trên thực tế, cách đây 5 năm, giá cao su xuất bán khoảng 5.200 USD/tấn. Giá bán lập đáy vào đầu năm 2016, chỉ khoảng 900 USD/tấn. Trong khi đó, giá thành 1 tấn mủ cao su vùng Tây Bắc khoảng 1.600 USD.

cao su,  mac ca anh 1
Cây cao su có thực sự mang lại hiệu quả kinh tế như mong đợi. Ảnh: HA.

Giá ở Tây Nguyên, Lào hay Campuchia cũng chỉ khoảng 1.350 USD/tấn. Hiện giá trên thị trường ở ngưỡng 1.400 USD/tấn. Theo tính toán của ông, ít nhất phải 5 năm nữa giá thành mới có độ chênh lệch khoảng 20% so với hiện tại.

Với cây mắc ca, ông Hà cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp xem xét lại kẻo “bị lừa”. Ông cho hay, Trung Quốc hiện nay trồng mắc ca rất nhiều và đang không hiệu quả, thậm chí đang tổ chức bán tháo sang Việt Nam.

“Do vậy, ta phải hết sức cảnh giác. Rất cảm ơn Bộ Nông nghiệp quy hoạch thí điểm chỉ trồng 10.000 ha thay vì 20.000 ha như đề xuất”, ông Hà nhấn mạnh.

“Cao su không vấn đề gì”

Trước ý kiến của Chủ tịch BIDV, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, phát triển nông – lâm nghiệp là thế mạnh căn bản giúp Lai Châu xóa đói giảm nghèo. Tại đây, một số tập đoàn cây đã hình thành và phát huy hiệu quả tốt.

“Cao su tôi nghĩ không có vấn đề gì. Cùng với đó, Lai Châu nên phát triển mạnh chè và lúa đặc sản địa phương, đặc biệt là trồng rừng, Lai Châu là một trong những địa phương có tỷ lệ che phủ vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra”, Thủ tướng phát biểu.

cao su,  mac ca anh 2
Mắc ca cũng được cho là cây “tỷ đô” của Việt Nam. Ảnh: MC.

Trong khi đó, trao đổi riêng với Zing.vn, ông Nguyễn Khắc Chử, Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu cho hay, về hiệu quả của cây mắc ca, tỉnh còn đang nghiên cứu. Với cây cao su, tỉnh đang thực hiện theo đề án chung được quy hoạch bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

“Ở Lai Châu, năm nay chúng tôi mới bắt đầu khai thác nên chưa đánh giá được hiệu quả. Nhưng mắc ca được xem là cây đa mục tiêu, phủ xanh đất trống, đồi trọc và cũng là cây phát triển kinh tế cho đồng bào khu tái định cư”, ông Chử thông tin.

Tin tức

Tác hại của việc sử dụng thảo dược không đạt chuẩn

Việc sử dụng thảo dược không đạt chuẩn có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe như ngộ độc cấp tính hay mạn tính.

Thời gian gần đây, tình trạng ngộ độc cấp tính ở trẻ em sau dùng thuốc cam dân gian để điều trị một số bệnh thường gặp như: tưa lưỡi, loét miệng, biếng ăn, quấy khóc đêm… xảy ra khá phổ biến. Thuốc cam không rõ nguồn gốc là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Thuốc cam là gì?

Thuốc cam là tên gọi thông thường của một bài thuốc dân gian chứa các loại thảo dược, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường được sử dụng cho trẻ nhỏ để trị nóng trong, lở loét lưỡi, chống táo bón và tăng cường sức khỏe. Các bà mẹ cũng thường xuyên truyền tai nhau về tác dụng chống biếng ăn, tăng cường miễn dịch, giúp ngủ ngon của bài thuốc này. Chính vì mức độ truyền miệng trong dân gian nên thuốc cam được sử dụng rất phổ biến với trẻ nhỏ.

Một lý do khác khiến các mẹ Việt ưa chuộng sử dụng thuốc cam là tính tiện dụng. Thuốc cam thường được đóng thành túi nhỏ, dạng bột màu cam hay nâu đỏ, có thể trộn lẫn trong thực phẩm cho trẻ ăn. Mỗi lần sử dụng một gói bột nhỏ hoặc một phần gói bột theo hướng dẫn của từng nơi là có hiệu quả.

Tác hại của thuốc cam thảo dược không chuẩn hóa

Chế phẩm có nguồn gốc thảo dược được bào chế cho bất kỳ đối tượng nào cũng cần tiêu chuẩn hóa để đảm bảo trong thành phần chứa hoạt chất có tác dụng điều trị bệnh và loại bỏ yếu tố gây độc cho cơ thể. Các độc tố trong thảo dược là kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, vi khuẩn và nấm mốc, một số thảo dược chưa tiêu chuẩn hóa còn chứa chất độc trong chính những cây dược liệu chưa được khử hết trong quá trình chế biến.

thao duoc chau Au anh 1
Thảo dược không được chuẩn hóa rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Khi hàm lượng độc tố trong các loại thuốc cam vượt quá ngưỡng xử lý của gan, thận, trẻ sẽ bị ngộ độc cấp tính, bị suy gan, suy thận, phải nhập viện cấp cứu để phục hồi khẩn cấp chức năng gan thận.

Các loại thuốc thảo dược không chuẩn hóa còn gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn, đó là ngộ độc trường diễn hay còn gọi là ngộ độc mạn tính. Khi trẻ thường xuyên được phụ huynh cho sử dụng các chế phẩm thảo dược không chuẩn hóa, có chứa lượng kim loại nặng, độc tố không đủ gây ngộ độc cấp tính sẽ được tích lũy trong cơ thể và gây hại dần.

Những bộ phận bị tổn thương và ảnh hưởng nặng nề nhất là gan, thận, dạ dày, tim mạch, đặc biệt là hệ thần kinh với các bệnh lý như thoái hóa dây thần kinh, thiểu năng trí tuệ. Các biểu hiện của dạng ngộ độc này thường không rõ ràng. Nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây hại về lâu dài cho trẻ.

Sử dụng thảo dược chuẩn hóa để chăm sóc trẻ

Theo đại diện của Pharmalife Research – một hãng chuyên nghiên cứu, phát triển chế phẩm thảo dược chuẩn hóa châu Âu tại Italy, thảo dược chuẩn hóa được sử dụng dưới dạng dịch chiết theo các tiêu chuẩn khắt khe, nhưng nhìn chung phải đảm bảo 2 yếu tố quan trọng nhất là chứa đủ dược chất có tác dụng với cơ thể trẻ và không chứa yếu tố gây độc cho cơ thể. Ngoài ra, thảo dược chuẩn hóa phải đảm bảo sản phẩm sản xuất ở những thời điểm khác nhau đều chứa các hoạt chất và có tác dụng như giống nhau.

thao duoc chau Au anh 2
Thảo dược được chuẩn hóa sẽ an toàn cho sức khỏe của trẻ.

Để đảm bảo bé được sử dụng những chế phẩm thảo dược chuẩn hóa có độ an toàn cao, đảm bảo hiệu quả tốt khi sử dụng, các bậc phụ huynh cần lưu ý lựa chọn sản phẩm thảo dược cho bé có nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác rõ ràng; thành phần thảo dược chuẩn hóa theo tiêu chuẩn cao (châu Âu, Mỹ, Nhật Bản…); sản xuất trên dây truyền GMP (trong đó cGMP do FDA Hoa Kỳ cấp là tốt nhất).

Đối với trẻ, sản phẩm phải có hương vị dễ chịu, tiện lợi khi sử dụng. Khi sử dụng sản phẩm, các bậc phụ huynh cần tham khảo ý kiến của chuyên gia.

Theo nhiều chuyên gia, chế phẩm thảo dược chuẩn hóa cao cũng có tác dụng nhanh do được đảm bảo các hoạt chất có hoạt tính sinh học và vẫn an toàn khi sử dụng lâu dài, nhờ loại bỏ những yếu tố gây hại cho cơ thể khỏi thành phần trong quá trình chế biến.

Như vậy, lựa chọn sai sản phẩm thảo dược chưa chuẩn hóa hoặc chuẩn hóa thấp có thể gây hại cho trẻ nhỏ nên mỗi phụ huynh cần nâng cao cảnh giác, cũng như lựa chọn đúng sản phẩm thảo dược chuẩn hóa.

Tin tức

Dược liệu là gì? Các loại dược liệu tốt cho sức khoẻ ở quanh ta

Trà giảo cổ lam 5 lá Võ Nhai
Dược liệu có nguồn gốc từ nhiều thành phần khác nhau trong tự nhiên như từ đông vật, vi sinh vật hay phổ biến nhất là các loại thảo dược tốt cho sức khoẻ của con người. Trải qua quá trình hàng nghìn năm, con người đã biết đến và phát hiện thêm nhiều loại dược liệu mới có nhiều công dụng hơn cũng như đa dạng trong cách sử dụng hiệu quả cho từng trường hợp cụ thể. Vậy dược liệu là gì? Cách sử dụng các loại dược liệu sao cho hiệu quả và những loại nào tốt cho sức khoẻ và dễ kiếm. Các bạn hãy cùng chúng tôi khám phá trong bài viết sau
Việt Nam là một trong những nền dược liệu lớn và lâu đời trong khu vực, với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, các loại dược liệu tại Việt Nam đã tích tụ được dược tính cao, thông qua các nghiên cứu và áp dụng thành công trong việc sử dụng để chữa trị bệnh cho người mà không đem lại nhiều tác dụng phụ. Cùng với đó, con người đã thử nghiệm và sử dụng nhiều loại dược liệu khác nhau, thậm chí là kết hợp chúng để đem đến hiệu quả cao và điều trị kịp thời các loại bệnh mới.

Vậy cụ thể dược liệu là gì? Và bạn nên biết loại dược liệu nào tốt cho sức khoẻ mà vẫn dễ dàng tìm kiếm. Hãy cùng VIETMEC giải đáp các câu hỏi trên trong bài viết này nhé

Dược liệu là gì?

Dược liệu có nguồn gốc từ các nguyên liệu có trong tự nhiên chứa các tinh chất quý giá mà con người không thể tự tổng hợp, những loại dược liệu đã được nghiên cứu bởi các thầy thuốc y học cổ truyền và các công trình nghiên cứu khoa học cụ thể cho từng loại dược liệu khác nhau cho thấy có công dụng trong việc chữa trị hoặc hỗ trợ điều trị các căn bệnh, làm giảm các triệu chứng hay có công dụng như là một nguồn dinh dưỡng tự nhiên bổ sung và cải thiện sức khoẻ

Các nguồn dược liệu chính mà con người thường sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị các căn bệnh bao gồm: Các loại cây thuốc, động vật, các loài thuỷ sinh và một số hình thức khác trong tự nhiên, chủ yếu được phân loại thành những nguồn chính sau:

– Các loại thực vật bản địa: Đây là nguồn nguyên liệu chính, chiếm số lượng lớn trong các bài thuốc y học cổ truyền cũng như chiết xuát vào các loại dược phẩm để áp dụng làm tăng công hiệu hay có tác dụng nhất định trong việc chữa trị các loại bệnh hay gặp. Hiện tại những loại thực vật có dược tính đã được kiểm chứng sử dụng chủ yếu trong ngành y học cổ truyền tại các nước hoặc được chiết xuất và sử dụng vào trong thành phần của thuốc theo phương pháp điều trị Tây y. Những loại dược liệu đầu tiên được sử dụng trong Tây y như câu liễu trắng trong thành phần bán hợp thành của công thức thuốc aspirin đầu tiên hay như Atermisinin có trong Thanh hao hao vàng dùng để chống sốt rét thể phân liệt….

dược liệu là gì4

– Một số loài động vật: Mặc dù không được sử dụng phổ biến như các loại thực vật trong lĩnh vực dược liệu, nhưng một số loài động vật phổ biến có chứa những chất cần thiết, có vai trò thiết yếu trong việc điều trị các căn bệnh thường gặp. Một ví dụ thường thấy nhất đó là mật ong, đây vừa là loại thực phẩm cũng như có công dụng rất tốt trong việc diệt khuẩn, chống lão hoá da

Hơn nữa, các loài động vật cũng đóng góp vai trò không nhỏ trong việc giúp con người phát hiện những loại dược liệu mới. Cụ thể nhờ những tập tính lựa chọn các loại thảo dược, cây cối, đất đá,… chúng có thể tự chữa trị cho bản thân. Chẳng hạn như gà thường ăn thêm các viên sỏi nhỏ, điều này sẽ giúp chúng dễ tiêu hoá hơn

Đặc biệt có trường hợp của loại dược liệu Đông trùng hạ thảo. Theo các nghiên cứu chỉ ra không phải là một loài thực vật hay động vật cụ thể, Đông trùng hạ thảo thực tế là một loại dạng ký sinh giữa trứng của loài bướm thuộc chi Thitarodes và loại nấm Ophiocordyceps sinensis bám vào và sống ký sinh trên vật chủ

Đông trùng hạ thảo có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể bao gồm 17 loại axit amin, các nguyên tố vi lượng (Nhôm, Silic, Kali, Natri…), các loại vitamin  (vitamin B12, vitamin A, vitamin C, vitamin B2, vitamin E, vitamin K)

– Các loài vi sinh vật: Đối với nhiều người,  đây là loại nguồn dược liệu nghe xa lạ nhưng thực chất các loài vi sinh vật lại đóng góp đáng kể trong việc biến đổi những loại nguyên liệu dược liệu ban đầu trở nên nhiều tác dụng hơn. Đây là những loài sinh vật có khả năng tự tổng hợp, chuyển đổi những chất thông thường thành những dạng có dược tính và công dụng hữu hiệu trong việc chữa trị bệnh, trường hợp thường thấy nhất đó là lên men, cụ thể trong y học đã áp dụng men rượu (Saccharomyces cerevisiae) để chữa trị bệnh sốt rét hay sản xuất insulin từ việc lên men của vi khuẩn E.coli

dược liệu là gì2

Các cách sử dụng dược liệu

Theo thời gian, con người đã sáng tạo ra nhiều cách sử dụng dược liệu khác nhau nhằm mục đích hấp thụ tối đa các thành phần có lợi cho sức khoẻ có trong dược liệu, cách phổ biến và thường thấy nhất hiện nay là theo dạng trà túi lọc hoặc trà dược liệu thô, chiết xuất dược liệu

Để xác định được liều lượng tiêu chuẩn có thể hấp thụ cho một người cần phải thông qua tỷ lệ của dược liệu thô với dung môi cần thiết, nhưng hàm lượng dược chất có thể khác nhau ở những cây khác nhau trong cùng một loại, vì thế cách tốt nhất để xác định được cây dược liệu có đủ tiêu chuẩn để pha với dung môi hay không đó là dùng Sắc kí lớp mỏng, đây là quy trình chuẩn của các nhà sản xuất trong việc điều chế để dược liệu đã được chiết xuất có liều lượng phù hợp, vừa có thể hấp thụ và cũng đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.

Trà hay nước sắc

dược liệu là gì

Trà dược liệu hay còn gọi là nước sắc là thành phẩm của quá trình chiết xuất dược liệu thành nước uống được, hiện nay cách phổ biến mà các nhà sản xuất thường áp dụng đó là dược liệu sấy khố, dạng trà túi lọc để giữ được đặc tính trong quá trình vận chuyển đến người dùng cuối.

Một dạng ít phổ biến hơn đó là nước sắc, người dùng cần trải qua công đoạn sơ chế các loại dược liệu và sau đó đun sắc trong nhiều tiếng để có thể sử dụng như là một loại vị thuốc hỗ trợ điều trị các chứng bệnh theo kê đơn từ thầy thuốc

Dạng ngâm là dạng pha lạnh các loại cây dược liệu có hàm lượng chất nhầy lớn đơn cư nhử như cây xô thơm hay cây húng tây, được thái cắt lát mỏng và sau đó ngâm với nước lạnh trong khoảng từ 7 đến 12 tiếng

Dạng cồn thuốc

dược liệu là gì2

Cách sử dụng này thường được áp dụng bởi các dược sỹ chuyên khoa hay các đơn vị sản xuất dược liệu chuyên nghiệp để lấy được tối đa dược chất có trong các loại dược liệu, thông thường phương pháp cồn thuốc được sử dụng bằng cách pha dung môi 100% thuần ethanol  với cây dược liệu, quá trình sau chiết xuất từ cồn thuốc sẽ có tỷ lệ ethanol lưu lại vào khoảng 25% hoặc những trường hợp cụ thể lên đến 90%

Rượu thuốc và cồn ngọt là chiết xuất từ dược liệu có tỷ lệ ethanol vào khoảng 12 – 38%. Phương pháp chiết xuất được chia thành 2 dạng chính:

– Chiết xuất dạng lỏng là dạng có tỷ lệ ethanol có trong dung dịch thấp và được điều chế từ máy chưng cất chân không

– Chiết xuất dạng sấy khô: dược liệu sẽ được sấy để bốc hết hơi nước còn lại để cô đọng các thành phần quan trọng trong dược liệu khô. Sau đó dạng chiết xuất sấy khô có thể được chế biến thành viên nang hoặc viên nén

Dạng tinh dầu

dược liệu là gì3

Hiện có những loại dược liệu có khả năng chữa một số căn bệnh ngoài da rất tốt, cho nên cách sử dụng tối ưu với những loại dược liệu cho các bệnh ngoài da thường là dạng tinh dầu, ví dụ dễ thấy nhất là các chai dầu gió chúng ta hay dùng hằng ngày để trị sưng tấy ở một số vùng da nhất định.

Các loại dược liệu sau khi chiết xuất, có tác dụng rất mạnh có thể gây bỏng da nên cần phải pha loãng với dầu thực vật để có thể sử dụng an toàn trên cơ thể người, thành phầm sau khi kết hợp với các loại dầu thực vật theo công thức riêng từ nhà sản xuất sẽ thành các dạng như: Thuốc mỡ, dầu thoa, kem hoặc các dạng dung dịch lỏng khác

Dạng bột cốm

dược liệu là gì5

Đây là dạng điều chế dược liệu hoàn toàn mới tại Việt Nam, những nước có nền sản xuất dược liệu phát triển mạnh và phổ biến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã đi trước và điều chế thành công ra dạng sản phẩm Bột cốm, có tác dụng rút ngắn các công đoạn sơ chế dược liệu thô để có thể hấp thụ vào cơ thể người. Dạng bột cốm được sản xuất bằng cách đưa nguồn dược liệu thô vào sản xuất từ các hệ thống cô chiết, cô cao, sấy phun sương để đưa ra thành phẩm là dạng bột cốm, có thể hoà tan vào nước và sử dụng trực tiếp

Thông thường để có được một thành phẩm Bột cốm đầu ra đủ tiêu chuẩn chất lượng, cơ sở sản xuất thường phải đạt tiêu chuẩn về hệ thống sản xuất có đủ khả năng để thời gian chiết cao, sấy phun sương dung môi thành bột cốm trong thời gian rất ngắn, đảm bảo rằng dược liệu trong quá trình sản xuất không bị phơi nhiễm với điều kiện môi trường bên ngoài cũng như bị lẫn các tạp chất gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng của Bột cốm

Khả năng áp dụng vào trong việc hỗ trợ điều trị các chứng bệnh theo phương pháp Y học cổ truyền với dạng Bột cốm cũng trở nên đa dạng và thuận tiện hơn rất nhiều, như tại Trung Quốc, với việc áp dụng thành công dạng dược liệu mới này vào trong nền Đông Y đã thay đổi cơ bản cách kê đơn của các bác sỹ y học cổ truyền và dược sỹ, không còn phải chuẩn bị sẵn loại dược liệu thô, mà thay vào đó là kết hợp các loại Bột cốm theo từng bài thuốc để đạt hiệu quả cao nhất

Hiện tại, Công ty cổ phần Dược Liệu Việt Nam đã làm chủ được công nghệ chế biến Bột cốm và đang áp dụng phổ biến vào trong các loại dược liệu có lợi cho sức khoẻ của người tiêu dùng từ quy trình sản xuất đạt GMP – WHO, hệ thống đảm bảo chất lượng thành phẩm đạt ISO 17025 và GLP cùng với hệ thống kho dược liệu đạt GSP đảm bảo chất lượng xuyên suốt từ nguyên dược liệu cho đến các sản phẩm dạng Bột cốm của VIETMEC

Các loại dược liệu thảo dược tốt cho sức khoẻ, phổ biến

Giúp hạ lượng đường huyết với Quế

Từ lâu, Quế đã được con người sử dụng như là một loại gia vị tự nhiên sử dụng trong việc chế biến thức ăn, không những vậy Quế cũng là một trong những phương thức khử trùng rất hiệu quả khi bôi ngoài da.

Từ những công dụng hữu ích của Quế, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm hiểu thêm về những thành phần hoá học có trong loại dược liệu này, tìm ra được nhiều hợp chất mới có tác dụng khác nhau trong việc cải thiện sức khoẻ trên cơ thể người.

Cụ thể, thành phần chính có trong quế là cinamaldehyde có khả năng khử khuẩn khi bôi ngoài da rất tốt. Hơn nữa trong quế còn có thành phần chống ôxi hoá mạnh . Một đặc tính khác mà các nhà khoa học mới được phát hiện gần đây là Quế còn có thể có tác dụng trong việc giảm lượng đường trong máu thông qua việc làm chậm quá trình phân giải của các loại thức ăn có chứa nhiều hydro cácbon trong hệ tiêu hoá và cải thiện mức độ nhạy khi hấp thụ insulin (Insulin là một loại hoóc-môn được cơ thể tạo ra để làm giảm lượng đường glucose có trong máu)

Theo nghiên cứu được thực hiện trên 60 người đang mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cho thấy, các nhóm đối tượng được sử dụng quế hằng ngày trong 40 ngày liên tục  có mức giảm lượng đường glucose (Từ 18 – 29%) Triglyceride (Từ 28 – 30%), LDL cholesteron (Chỉ số lipidproterin cholesteron tỷ trọng thấp giảm 7 – 27%) và tất cả các loại cholesteron (Giảm từ 12 – 26%)

dược liệu là gì3

Bạc hà giúp giảm cơn đau từ Hội chứng ruột kích thích và buồn nôn

Trong các bài thuốc cổ truyền từ nhiều nền y học trên thế giới từ trước đến nay, Bạc hà luôn là một trong những loại dược liệu được các y sĩ đánh giá cao trong việc kết hợp để điều trị các căn bệnh, cũng như là một loại hương liệu tự nhiên có mùi vị dễ chịu, kết hợp trong việc chế biến các món ăn để làm tăng hương vị

Bạc hà có đặc tính quý giá vốn có là làm mát cục bộ với cơn đau cơ, đầu, giảm ngứa ngáy khó chịu. Theo nhiều  nghiên cứu sơ bộ mới đây chỉ ra việc bạc hà có tác dụng giảm những cơn đau từ Hội chứng ruột kích thích, bạc hà khi đi vào dạ dày sẽ giúp làm giãn cơ trơn, điều này sẽ làm giảm các cơn đau trong quá trình co bóp ruột và triệu chứng đầy hơi

Tuy nhiên việc sử dụng liều lượng cao tinh dầu bạc hà (Từ 500mg) sẽ gây khó chịu niêm mạc dạ dày và triệu chứng giả của trào ngược dạ dày thực quản

dược liệu là gì4

Nghệ với khả năng chống viêm sưng hiệu quả cao

Nghệ trong giới khoa học vẫn luôn là đề tài mang nhiều tính tranh luận bởi những khả năng mà loại dược liệu này có thể đem lại. Hiện tại các nghiên cứu đều chưa thể thống nhất được những khả năng về chống ung thư, chống trầm cảm, hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2, giảm lượng cholesteron trong máu, viêm khớp.

Nhưng một đặc tính mà đã được khẳng định đó là Nghệ có chất curcumin chống oxi hoá cực mạnh, kích thích việc sản sinh thêm những enzym chống ôxi hoá khác. Đây được coi là yếu tố then chốt trong quá trình lão hoá của các tế bào trong cơ thể và gây ra nhiều bệnh khác nhau

Hơn nữa đặc tính chống viêm sưng của Nghệ cũng rất mạnh, thậm chí sự hiệu quả tương đương với một vài loại thuốc chống viêm sưng hiện nay. Về lâu dài, mức độ viêm sưng thấp có vai trò quan trọng trong việc chữa trị những căn bệnh gây ra phù nề, sưng tấy ở trên cơ thể

dược liệu là gì5

Tỏi để chữa các căn bệnh thường gặp

Tỏi là một trong những loại dược liệu có dược tính mạnh và tác dụng nhanh, tác động tích cực đến sức khoẻ của người sử dụng.

Với vị cay nồng, Tỏi khiến nhiều người ngại ăn, nhưng đây lại chính là đặc tính quý giá giúp tỏi có khả năng chống lại cảm cúm thông thường với thành phần kháng khuẩn và là chất kháng sinh tự nhiên, làm giảm sự sinh trưởng của những loại vi khuẩn không mong muốn trong cơ thể.

Ngoài ra tỏi cũng có khả năng lượng cholesteron có trong cơ thể đi từ khoảng 10 – 15%, hạ huyết áp với những trường hợp huyết áp cao

dược liệu là gì6

Hương thảo giúp tăng cường trí nhớ

Cây hương thảo là loài cây thường xanh sinh trưởng và phát triển chủ yếu tại Lục địa Á – Âu, đây là loài cây có sức chịu hạn cao, có thể duy trì sự sống ở những vùng thiếu nước trầm trọng.

Cây hương thảo ngoài việc làm cây cảnh thì cũng là có tác dụng rất hiệu quả trong việc xua đuổi côn trùng với mùi hắc đặc trưng của cây. Hơn nữa con người cũng sử dụng hương thảo như là một loại gia vị để gia tăng mùi vị cho nhiều món ăn khác nhau như thịt nướng hoặc nhồi thịt, lá có thể sử dụng như một loại trà thảo dược cải thiện sức khoẻ. Trong thành phần của Hương thảo có các dược chất giúp chống oxi hoá và chống phù nề cải thiện hệ tuần hoàn máu và giải phóng các phân tử gốc tự do

Một khả năng rất quan trọng của Hương thảo đó là cải thiện khả năng ghi nhớ cùng độ tập trung về các khía cạnh như tốc độ ghi nhớ, độ chuẩn xác và một khía cạnh chủ quan nữa đó là tâm trạng của người sử dụng

cây hương thảo